Khi bạn sử dụng máy tính, đôi khi thấy thông tin mình cần xử lí rất chậm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng đa số là do xung đột RAM. Hãy cùng TIPS Windows tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục xung đột RAM trên máy tính hiệu quả nhé!
RAM là gì? Bus RAM là gì?
Để có thể hiểu xung đột RAM là gì bạn cần hiểu được khái niệm RAM là gì? Cũng như RAM có mấy loại. Từ những khái niệm đó, bạn có thể hiểu rõ nguyên nhân của xung đột RAM và cách khắc phục nó.
RAM là gì?
Random Access Memory (RAM) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, dùng để lưu trữ file và các ứng dụng tạm thời trên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, laptop,…
Bus RAM là gì?
Bus RAM hay còn gọi là tốc độ RAM, nó thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM. Nếu Bus RAM càng lớn thì tốc độ xử lý dữ liệu của máy của bạn càng nhanh. Có thể hiểu, Bus RAM càng lớn thì máy của bạn hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cần phải hiểu khái niệm Bus của RAM là gì? Bus của RAM (bus speed) là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây. Với những khái niệm này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về xung đột RAM.
Hiện nay, có bốn loại chuẩn RAM là: là DDR, DDR2, DDR3, DDR4. Nhưng bây giờ, đa số mọi người đều chuộng dùng DDR3 và DDR4 vì nó có dung lượng lưu trữ cao, tốc độ truy xuất nhanh.
DDR3 có các tốc độ Bus là 1066MHz, 1333MHz, 1600MHz và 2133MHz.
DDR4 có các tốc độ Bus là 2133MHz, 2400MHz, 2666MHz, 3200 MHz, 4266MHz.
Lỗi xung đột RAM là gì? Dấu hiệu nhận biết lỗi
Lỗi xung đột RAM là gì?
Lỗi xung đột RAM là lỗi có thể xuất hiện trên cả máy tính lẫn laptop. Vì cả hai thiết bị này, bạn đều có thể cắm nhiều hơn 1 thanh RAM vào khe RAM chính điều này là nguyên nhân dẫn đến xung đột RAM trong máy.
Lỗi xung đột RAM không xuất hiện trên điện thoại hay máy tính bảng. Các thiết bị này đều là RAM cố định, bạn không thể thay đổi số lượng RAM trên máy của bạn.
Dấu hiệu để nhận biết xung đột RAM
+ Máy tính của bạn bắt đầu xuất hiện nhiều lỗi nhiều sau khi cắm RAM mới vào.
+ Khi mở máy hoặc tắt máy, máy của bạn chậm thậm chí là không lên màn hình
+ Những tác vụ, phần mềm khi mở lên hay đang dùng sẽ bị chậm, lỗi hoặc không chạy được.
+ Máy tính của bạn xuất hiện lỗi màn hình xanh.
Cách kiểm tra máy đang sử dụng loại RAM nào?
Bạn có sử dụng phần mềm CPU-Z kiểm tra máy tính đang sử dụng loại RAM nào.
Bước 1: Sau khi cài đặt trên máy tính, bạn truy cập ứng dụng CPU-Z > Chọn mục Memory.
Bước 2: Sau đó quan sát mục Type để biết loại Ram đang dùng là DDR3 hay DDR4. Sau đó quan sát mục Size để biết dung lượng thanh RAM.
Nguyên nhân gây ra lỗi xung đột RAM
Máy tính của bạn sử dụng các thanh RAM có tốc độ Bus khác nhau có thể gây ra tình trạng xung đột RAM.
Ví dụ: Bạn cắm hai thanh RAM cùng loại DDR3 nhưng chúng lại có Bus lần lượt là 1333MHz và 1600MHz thì khi cắm vào máy chỉ còn 1333MHz.
Việc sử dụng hai thanh RAM có dung lượng lưu trữ khác nhau sẽ khiến máy của bạn bị xung đột RAM.
Ví dụ: Bạn cắm một thanh RAM 4GB, sau đó, cắm một thanh RAM 8GB thì sẽ xuất hiện lỗi.
Bạn cắm hai thanh RAM không cùng loại vào máy tính của mình. Điều đó làm máy tính của bạn bị xung đột RAM.
Ví dụ: Khi bạn cắm 2 thanh RAM là DDR3 và DDR4 cùng nhau thì sẽ không được.
Cần phải lắp RAM cùng loại cho máy của bạn
Máy của bạn có RAM cùng Bus và dung lượng nhưng khe cắm RAM bị hư, bị lỏng, bị bụi bám vào sẽ làm cho máy của bạn không thể nhận được RAM.
Cách khắc phục lỗi xung đột RAM
Vệ sinh, kiểm tra khe cắm RAM
Bạn có thể dùng chổi nhỏ hoặc khăn giấy khô để vệ sinh lại khe cắm cho sạch bụi (tuyệt đối không được dùng khăn ướt).
Bạn cần kiểm tra khe cắm RAM, xem có khe cắm nào bị hư không? Bằng cách dùng một thanh RAM không bị hư hoặc thanh RAM mới cắm vào từng khe rồi mở máy lên để kiểm tra. Nếu RAM cắm vào khe nào mà bật máy không lên thì tức nghĩa khe cắm đó bị hư. Bạn nên đến các trung tâm sửa chữa uy tín để thay khe cắm RAM.
Nắm rõ các quy tắc cắm RAM
+ Khi cắm RAM, ta cần phải để ý các thanh RAM cần có tốc Bus giống nhau để đạt hiệu suất tốt nhất.
Ví dụ: Sử dụng hai thanh RAM có tốc độ Bus đều là 1066MHz như nhau.
+ Bạn cần phải sử dụng các thanh RAM cùng một loại.
Ví dụ: Nếu cắm các thanh DDR3 thì toàn bộ đều phải là DDR3 không được lắp RAM loại khác.
+ Ta cần phải để ý dung lượng của RAM khi lắp vào khe xem chúng có cùng dung lượng không (2GB, 4GB, 8GB, 16GB, 32GB).
Ví dụ: Bạn đang cắm sẵn 1 thanh RAM 4GB thì bạn cần cắm thêm 1 thanh RAM 4GB khác, chứ không được cắm 1 thanh 8GB vào khe.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục xung đột RAM trên máy tính của mình. Chúc các bạn thành công!